Hiện nay, mô hình nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một trong những phương thức kinh doanh khá phổ biến của các doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh này phù hợp với những nhà đầu tư muốn khởi nghiệp. Nếu bạn đang có ý định sử dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nhưng vẫn còn đang do dự, hãy cùng franchise SUCCESS xem xét qua về ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu để có quyết định phù hợp nhé!

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh, hay nói các khác là doanh nghiệp sẽ nhượng quyền thương hiệu chính của mình cho các cá nhân, tổ chức khác kinh doanh dưới tên thương hiệu mình trong một khoản thời gian nhất định với chi phí ràng buộc. Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau để thống nhất nội dung và quyền lợi theo quy định của pháp luật hiện hành. Bất kỳ hình thức kinh doanh nào (thuộc các ngành như: nhà hàng – khách sạn, ẩm thực, mỹ phẩm, nội thất,…) và đã đăng ký thương hiệu, có tài sản sở hữu trí tuệ đều có sử dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu. 

Khi nhắc đến ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu, cần phải xem xét dựa trên hai góc độ. Đó là xét từ bên nhượng quyền thương hiệu và bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Bởi mô hình kinh doanh này sẽ mang lại cho mỗi chủ thể những lợi ích và ảnh hưởng riêng. 

Tìm hiểu ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu được xét từ hai góc độ.

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu từ góc độ của bên nhượng quyền

Ưu điểm của bên nhượng quyền

Mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh

Mô hình kinh doanh này giúp cho doanh nghiệp đạt được một số hiệu quả tốt trong kinh doanh và mở rộng thị trường, tăng khả năng thành công khi xâm nhập vào một số thị trường mới với chi phí thấp. 

Giảm thiểu chi phí đầu tư, quảng bá

Doanh nghiệp nhượng quyền có thể tiết kiệm được chi phí quảng cáo thương mại cho hệ thống thương hiệu nhưng vẫn có sức lan tỏa trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xâm nhập vào thị trường mới một cách dễ dàng, tốn ít chi phí đầu tư và mở rộng sản xuất, nhưng vẫn thu được nguồn lợi nhuận ổn định khổng lồ và đều đặn nhờ mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.

Khẳng định được vị thế, tầm ảnh hưởng của bên nhượng quyền

Bên nhận nhượng quyền có thể phát triển tốt hơn nhờ vào hệ thống kinh doanh đồng nhất từ nhãn mác, biểu tượng, khẩu hiệu và cách thức vận hành quản lý của bên nhượng quyền. Cơ sở kinh doanh của bên nhận nhượng quyền có thể tăng độ phủ sóng và chỗ đứng trên thị trường ngành hàng cả trong và ngoài nước, nhằm khẳng định giá trị của thương hiệu chính (bên nhượng quyền thương hiệu).

Nhược điểm của bên nhượng quyền

Gặp nhiều vấn đề xoay quanh việc kiểm soát và quản lý

Vấn đề là do hoạt động trong nhiều thị trường đa dạng, nên việc kiểm soát và quản lý của nhượng quyền sẽ cực kỳ phức tạp và bài bản. Nếu bên nhận nhượng quyền không có phương pháp kiểm soát tốt, sẽ có nguy cơ tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới, đồng thời, xảy ra các tranh chấp về quyền lợi và pháp lý không đáng có.

Bị ảnh hưởng xấu từ các bên nhận nhượng quyền

Những hoạt động kém hiệu quả của bên nhận nhượng quyền, cùng những tai tiếng sẽ ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng thương hiệu của bên nhượng quyền.

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu của bên nhượng quyền
Bên nhượng quyền nhận được nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình nhượng quyền.

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu từ góc độ của bên  nhận nhượng quyền

Ưu điểm của bên nhận nhượng quyền

Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư 

Khi đầu tư cho một thương hiệu đã có tầm ảnh hưởng và chỗ đứng trên thị trường, bên nhận nhượng quyền sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro trong kinh doanh hơn so với đầu tư cho một thương hiệu mới.

Tiết kiệm được thời gian nghiên cứu, phát triển thương hiệu mới

Các sản phẩm kinh doanh đến từ bên nhượng quyền đều đã được chuẩn hóa và hoạt động theo một chuẩn mực từ trước. Nên bên nhận nhượng quyền sẽ hoạt động kinh doanh với những tiêu chuẩn đó một cách bài bản và khoa học.

Học hỏi được từ nguồn tài nguyên của thương hiệu chính

Bên nhận nhượng quyền có thể được đào tạo, huấn luyện về quy trình quản lý kinh doanh từ bên nhượng quyền, được hỗ trợ các chương trình quảng bá, tiếp thị và khuyến mãi. 

Nhược điểm của bên nhận nhượng quyền

Không phải là chủ sở hữu hoàn toàn của thương hiệu chính

Bên nhận nhượng quyền thương hiệu chỉ đang kinh doanh dưới tên của một thương hiệu khác, ít nhiều chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Nếu hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, có thể mất hợp đồng chuyển nhượng. 

Mức độ cạnh tranh cao

Các đơn vị khác trong cùng hệ thống nhượng quyền sẽ là các đối thủ cạnh tranh lớn đơn vị của bạn (Về doanh số, quy mô, …). Do đó, mức độ cạnh tranh sẽ không hề nhỏ.

Hạn chế sự sáng tạo

Do chịu sự kiểm soát của thương hiệu nhượng quyền, thương hiệu nhận nhượng quyền sẽ khó có thể sáng tạo đột phá, linh hoạt. Mô hình quản lý và vận hành của thương hiệu chính có thể không phù hợp với bên nhận nhượng quyền.

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu của bên nhận nhượng quyền
Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu về bên nhận nhượng quyền

franchise SUCCESS – Đơn vị hỗ trợ tư vấn đầu tư nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và Hoa Kỳ

franchise SUCCESS là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn nhượng quyền tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư và tư vấn viên giàu kinh nghiệm, chuyên tư vấn. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhượng quyền kinh doanh dựa vào những phân tích, nhận định nhằm mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp có những quyết định, giải pháp và sự đầu tư phù hợp nhất. Hãy liên hệ Hotline (028) 710 779 79 để được tư vấn cụ thể hơn. 

Bài viết mới nhất:

Qua Mỹ bao lâu có thẻ xanh và những điều cần biết
Qua Mỹ bao lâu có thẻ xanh và những điều cần biết

Qua Mỹ bao lâu có thẻ xanh và phải thỏa điều kiện như thế nào mới được cấp thẻ. Xem qua bài viết để biết thêm.

Khám phá các thương hiệu bánh mì nhượng quyền tại Việt Nam
Khám phá các thương hiệu bánh mì nhượng quyền tại Việt Nam

Hãy cùng franchise SUCCESS tìm hiểu các thương hiệu nhượng quyền bánh mì nổi tiếng và hiệu quả tại Việt Nam nhé!

Hợp đồng nhượng quyền thương mại và những điều cần biết
Hợp đồng nhượng quyền thương mại và những điều cần biết

Hợp đồng nhượng quyền thương mại giúp bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của mình.