Mô hình kinh doanh nhượng quyền ít vốn là một trong những xu hướng kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Đây là hình thức phù hợp với những đối tượng muốn kinh doanh nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Kinh doanh nhượng quyền ít vốn sẽ giúp giảm được rủi ro, chi phí và gia tăng lợi nhuận. Cùng franchise SUCCESS tìm hiểu một số vấn đề xoanh quanh kinh doanh nhượng quyền sử dụng vốn ít nhé!
Ngày càng có nhiều cửa hàng kinh doanh dưới danh nghĩa nhượng quyền thương hiệu sử dụng ít chi phí đầu tư. Chúng tà có thể dễ dàng bắt gặp những mô hình kinh doanh này tại những khu trường học, đường lớn, khu dân cư,… Đa số những cửa hàng kinh doanh với hình thức nhượng quyền là các xe bánh mì, quầy thức ăn nhanh, cafe, trà sữa,… Vậy kinh doanh nhượng quyền ít vốn là gì và hiệu quả ra sao?

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
Mô hình nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh mà tại đó, các cá nhân hoặc tổ chức khác được quyền sử dụng tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nhất định. Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức đó sẽ chịu một sự ràng buộc về mặt tài chính, có thể là khoản chi phí mua bán hoặc chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận khi kinh doanh cửa hàng.
Bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền hợp tác dựa trên mối quan hệ cùng có lợi. Đồng thời, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau một số nguyên tắc và quyền lợi dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh doanh nhượng quyền ít vốn liệu có hiệu quả?
Nhượng quyền thương hiệu sử dụng ít chi phí đầu tư hiện là một trong những trào lưu trong kinh doanh. Tuy nhiên, mặc cho trào lưu này đang có sức ảnh hưởng, nhưng không phải bất kỳ ai sử dụng mô hình với hình thức nhượng quyền ít vốn cũng sẽ thành công. Bởi sự thành công sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác.
Mô hình nhượng quyền thương hiệu sử dụng vốn ít sẽ là lựa chọn phổ biến của các cá nhân và doanh nghiệp vừa mới bắt đầu kinh doanh. Do mô hình này sẽ không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của người làm chủ, mà thay vào đó, những thiếu sót sẽ được bên nhượng quyền thương hiệu lấp đầy.

Tham khảo 5 thương hiệu kinh doanh nhượng quyền ít vốn hiệu quả
1. Thương hiệu Xôi Cụ Nho
Xôi Cụ Nho là một trong những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng có mặt từ năm 2016. Hiện nay, thương hiệu đã có 39 Kiot tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày càng mở rộng.
18 triệu đồng là mức đầu tư ban đầu để nhận nhượng quyền thương hiệu này, cụ thể 10 triệu là chi phí đặt cọc ban đầu và 8 triệu đồng cho chi phí trang thiết bị.
2. Thương hiệu trà sữa Te Amo
Te Amo hiện là một thương hiệu trà sữa thu hút đông đảo giới trẻ. Te Amo có menu đồ uống đa dạng, thịnh hành và đang phát triển với hơn 100 cửa hàng trong thành phố.
19 triệu đồng sẽ là mức giá để nhượng quyền thương hiệu này. Tuy nhiên, để nhận được toàn bộ quyền lợi từ bên nhượng quyền (bao gồm trang thiết bị, đào tạo, Marketing), thì mức giá nhượng quyền thương hiệu sẽ lên đến hơn 380 triệu đồng.

3. Thương hiệu Bánh Mì Má Hải
Đối với những ai là fan của bánh mì thì chắc chắn sẽ rất quen thuộc với thương hiệu Bánh Mì Má Hải. Đây là một thương hiệu bánh mì chả cá hàng đầu tại Việt Nam. Bánh Mì Má Hải sở hữu hơn 700 xe và khai trương trên 43 tỉnh thành khác nhau.
Khoảng 22 triệu đồng là tổng chi phí bỏ ra ban đầu để được nhận nhượng quyền thương hiệu Bánh Mì Má Hải. Sau khi nhận nhượng quyền, bạn sẽ được cung cấp dụng cụ, nguyên liệu và các công thức độc quyền riêng cho loại thức ăn sáng này.
4. Thương hiệu Milano
Milano là một trong những thương hiệu cafe nổi tiếng hiện nay sử dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu ít vốn. Milano xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2011 và hiện là thương hiệu nổi bật với hơn 100+ điểm nhượng quyền trên toàn quốc.
Khoảng 39 triệu đồng là chi phí đầu tư để nhận nhượng quyền thương hiệu này. Theo đó, bạn sẽ không phải bỏ ra số tiền quá lớn cho các chi phí thiết kế, trang thiết bị và đào tạo nhân viên mà sẽ được hưởng quyền lợi đó từ bên thương hiệu chính.
5. Thương hiệu Trà sữa – Gà rán, Pizza 3 Râu
Trà sữa – Gà rán, Pizza 3 Râu được thành lập từ năm 2018 – nay, là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được yêu thích hoạt động với mô hình take-away. Hiện nay, thương hiệu đã sở hữu hơn 130 cửa hàng và ngày càng mở rộng.
Khoảng 300 triệu đồng là chi phí đầu tư đến nhận nhượng quyền. Chi phí này đã bao gồm chi phí cung cấp trang thiết bị, nguyên liệu vận hành, đào tạo đội ngũ nhân viên, kinh doanh trên các nền tảng Grab, Gojek, Baemin, Lo Ship,… và chi phí Marketing cửa hàng.

Lời kết
Có thể thấy, mô hình kinh doanh nhượng quyền ít vốn hiện đang rất phổ biến. Tuy nhiên, các cá nhân, doanh nghiệp nếu lựa chọn mô hình này để kinh doanh cần phải dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan (Năng lực bản thân, chi phí đầu tư và các vấn đề xoay quanh thương hiệu nhượng quyền) để có thể lựa chọn hình thức phù hợp.